Giải Pháp Chiếu Sáng Bệnh Viện, Trạm Xá Y Tế
Phải chăng ánh sáng đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong y tế và chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc y tế chuyên nghiệp hay tại mọi gia đình. Từ lâu, các nhà khoa học và chuyên gia đã nhận thấy rằng ánh sáng có thể có tác động tích cực đến quá trình phục hồi, tăng cường trải nghiệm của bệnh nhân và cải thiện hiệu suất của các nhân viên y tế. Vì vậy trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ”Giải Pháp Chiếu Sáng Bệnh Viện, Trạm Xá Y Tế ”.
Giải pháp chiếu sáng nổi bật ngành y tế nói chung và bệnh viện hiện nay
Các quy tắc tiêu chuẩn chiếu sáng bệnh viện, phòng thí nghiệm
- Hệ thống chiếu sáng trực đêm trong phòng bệnh nhân đảm bảo độ rọi 5 lux trên mặt ngang cách sàn 0,8 m.
- Các đèn phải bố trí thấp hơn mặt giường, không được gây chói cho bệnh nhân và điều khiển riêng biệt với các hệ thống chiếu sáng khác.
- Hệ thống chiếu sáng trực đêm trong phòng bệnh nhi phải đảm bảo độ rọi 20 lux.
- Đáp ứng quy chuẩn Việt Nam QCVN 09:2013: về sử dụng năng lượng hiệu quả trong các công trình xây dựng.
- Đáp ứng quy chuẩn Bộ Y Tế Việt Nam QCVN 22/2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng/Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.
- Đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 365:2007: bệnh viện đa khoa.
- Đảm bảo tiện nghi thị giác, không có hiện tượng nhấp nháy ánh sáng, không gây chói lóa, sập bóng.
- Thiết bị chiếu sáng hiệu suất sáng cao, thân thiện với môi trường, giảm chi phí vận hành.
- Đa dạng dải nhiệt độ màu ánh sáng: 3000K, 4200K, 6500K.
Tầm quan trọng của đèn Led trong không gian y tế và chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp
Chiếu sáng với đèn thông minh và hệ thống cảm biến sensor siêu tiện ích
Đầu tiên, ứng dụng của hệ thống cảm biến và tự điều chỉnh dimmer trong chiếu sáng y tế đang được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ. Hệ thống chiếu sáng thông minh có thể theo dõi hoạt động và chuyển động của bệnh nhân và nhân viên y tế để điều chỉnh ánh sáng phù hợp với nhu cầu của họ. Nó cũng có thể cảnh báo về việc tiếp xúc quá mức với ánh sáng, giúp ngăn ngừa tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Ngoài ra, bộ cảm biến sensor còn cảm ứng cực nhạy với sự chuyển động của vật/ người giúp tiết kiệm điện năng và nâng cao năng suất sử dụng đèn.
Bên cạnh đó, ánh sáng được điều chỉnh thông minh có thể giúp kiểm soát lịch trình giấc ngủ, giảm thiểu tác động của múi giờ làm việc kéo dài, và tạo ra môi trường thân thiện, cải thiện niềm tin và sự an tâm cho bệnh nhân trong và sau quá trình điều trị bệnh.
Chiếu sáng với ánh sáng chống và diệt khuẩn.
Ánh sáng UV-C có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút và các vi sinh vật gây hại khác một cách hiệu quả. Trong môi trường y tế, việc sử dụng đèn UV-C có thể là một giải pháp chiếu sáng tiềm năng để diệt khuẩn trong không gian phòng mổ, phòng bệnh và các bề mặt vật liệu y tế khác. Ngoài ra, ánh sáng UV-C cũng có thể được sử dụng để tăng cường quá trình cấy ghép và phục hồi sau phẫu thuật.
Tùy chỉnh ánh sáng cho phòng bệnh với dimmer thông minh
Tiếp theo là môi trường ánh sáng có thể ảnh hưởng đáng kể đến tâm trạng và cảm xúc của bệnh nhân. Trong không gian y tế, sử dụng ánh sáng tùy chỉnh có thể giúp tạo ra môi trường thân thiện, thư giãn và tối ưu cho sự phục hồi của bệnh nhân. Hơn nữa, ánh sáng có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu riêng của từng bệnh nhân, từ mức độ sáng đến màu sắc và thời gian chiếu sáng. Đối với các bệnh nhân trước và sau nằm viện, cần lượng ánh sáng vừa đủ từ 3200K hoặc 4200K giúp bệnh nhân thoải mái, dịu mắt và âm lí ổn định hơn.
Ngoài ra, với các trường hợp trong ca phẫu thuật hay tiểu phẩu/ khám chữa bệnh cần lượng ánh sáng đạt chuẩn từ 4200k – 6500k hoặc ánh sáng sạch trong phòng mổ với chỉ số Lumen hơn 2500 và trên 20W – 40W giúp các bác sĩ có thể hiệu chỉnh tầm nhìn một cách chính xác nhất, rõ ràng nhất.
Ánh sáng trong chăm sóc tại gia và các cơ sở y tế công cộng phổ biến
Không chỉ trong bệnh viện mà ánh sáng cũng có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe tại gia, cơ sở y tế công cộng. Các công nghệ chiếu sáng tiên tiến có thể được tích hợp vào các thiết bị y tế và chăm sóc cá nhân, giúp người dùng tự thực hiện các quy trình y tế cơ bản và giám sát sức khỏe của họ một cách hiệu quả. Chính điều này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm áp lực cho hệ thống chăm sóc y tế truyền thống. Ngoài ra, ánh sáng phải đáp ứng đủ các yếu tố cơ bản như chỉ số màu sắc, chỉ số lumen, wattage, voltage…ddáp ứng đủ tiêu chuẩn trong quy tắc chiếu sáng mà Bộ y tế quy định trên.
Các loại đèn Led Paragon chiếu sáng phổ biến trong phòng khám, bệnh viện
Chiếu Sáng Phòng Khám Chung
- Đối với phòng khám chung cần sử dụng nguồn sáng chất lượng cao nhưng hạn chế về độ chói lóa.
- Đảm bảo tạo môi trường thoải mái, an toàn cho bệnh nhân.
- Có thể sử dụng giải pháp chiếu sáng gián tiếp hoặc chiếu sáng cục bộ.
- Đèn T-bar PRF Series; PSF Series…
Đèn LED Phòng Mổ
- Đèn thiết kế phải đạt tiêu chuẩn về chống bụi bẩn, chống côn trùng, cho độ chiếu sáng cao.
- Ánh sáng cần rõ ràng, độ chiếu rọi tập trung và tốt nhất, hoạt động ổn định và liên tục.
Khu Vực Phòng Nghỉ
- Phòng bệnh nhân nghỉ lắp đặt nguồn ánh sáng có độ rọi nhẹ, chiếu sáng chung, góc chiếu rộng.
- Đảm bảo chất lượng ánh sáng ổn định, không quá chói.
- Đèn PDPA Series; PRD Series ( Dimmer); PLC Series (Sensor)…
Chiếu Sáng Phòng Đợi
- Lắp thiết bị chiếu sáng cho môi trường ánh sáng dịu, không gây chói.
- Đảm bảo sự ổn định về tâm lý, thoải mái, giảm hồi hộp, lo lắng cho bệnh nhân.
- Sử dụng ánh sáng trung tính và có tính phân bố ánh sáng hài hòa, không gây chói lóa
- Đèn PRDXX/ PRDYY, PDPA Series, PLPA Series..
Khu Vực Tiền Sảnh Và Hành Lang
- Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, kết hợp với chiếu sáng khẩn cấp.
- Tránh thay đổi ánh sáng đột ngột, nên sử dụng một loại màu đèn.
- Nguồn ánh sáng cần ổn định, đảm bảo cho việc di chuyển an toàn.
- Nên sử dụng đèn tuýp led, đèn ốp tường cho chiếu sáng sảnh và hành lang.
- Đèn PCF Series, PLT5…
KẾT LUẬN
Trong tương lai, ánh sáng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong y tế và chăm sóc sức khỏe uy tín, chuyên nghiệp. Sự tiến bộ trong công nghệ chiếu sáng và hệ thống thông minh nhân tạo sẽ mang lại những giải pháp đột phá cho việc cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân và tăng cường hiệu suất của ngành y tế. Chúng ta có thể kỳ vọng thấy những ứng dụng đáng kinh ngạc khác của ánh sáng trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe trong tương lai gần.
Thiết kế chiếu sáng trong bệnh viện là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi những lợi ích mà nó mang lại. Tối ưu hóa công năng hoạt động của bệnh viện qua việc chiếu sáng đúng và đủ giúp các nhân viên làm việc hiệu quả và chính xác hơn, bệnh nhân cảm giác tiện nghi và nhanh hồi phục sức khỏe.