HƯỚNG DẪN CHỌN ĐÈN RỌI RAY VÀ PHỤ KIỆN TỪ A ĐẾN Z
Đèn rọi ray còn gọi là đèn LED thanh ray hoặc đèn thanh ray tên tiếng anh là Track Light. Một số nơi người ta còn gọi đèn rọi ray là đèn LED pha tiêu điểm. Đèn rọi ray từ lâu đã được biết đến và sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau. Chúng được ứng dụng chiếu sáng ở rất nhiều khu vực và công trình khác nhau. Phổ biến nhất là nhà ở, chung cư, quán cà phê, cửa hàng quần áo, trung tâm thương mại hay triển lãm nghệ thuật.
- Vì sao đèn rọi ray được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi như vậy?
- Có các loại đèn rọi ray nào?
- Chi phí sử dụng đèn rọi ray có cao không?
- Lắp đặt và sử dụng đèn rọi ray như thế nào?
Tất cả các câu hỏi về đèn rọi ray sẽ được Paragon giải đáp rõ ràng và cặn kẽ trong bài viết này.
Các loại đèn rọi ray
Như đã nói, đèn rọi ray được sử dụng rất rộng rãi trong rất nhiều các lĩnh vực đời sống. Do đó, chúng cũng được thiết kế đa dạng kiểu dáng, mẫu mã, công suất và màu ánh sáng để tương thích với từng khu vực khác nhau.
Dựa vào chức năng đèn rọi ray dùng để:
- Chiếu sáng tổng thể: Chiếu sáng toàn bộ không gian, đảm bảo phục vụ các nhu cầu cơ bản.
- Chiếu sáng công việc: Chiếu sáng và đảm bảo tiêu chuẩn làm việc tại một khu vực nhất định.
- Chiếu sáng tạo điểm nhấn: Chỉ chiếu sáng một vị trí làm nổi bật đối tượng được chiếu sáng.
Xem thêm: PHÂN BIỆT CHIẾU SÁNG TỔNG THỂ, CHUYÊN DỤNG VÀ TẠO ĐIỂM NHẤN
Dựa vào hình thức lắp đặt chia thành:
- Âm trần hoặc âm tường: Phần thanh ray được gắn âm vào tường hoặc trần nhà.
- Gắn nổi: Phần thanh ray được gắn nổi trên trần nhà. Đây là cách lắp đặt đèn rọi ray phổ biến nhất.
- Treo trần: Đối với một vài không gian và nhu cầu nhất định đèn rọi ray có thể được treo trần.
- Gắn đế: Một số nhà sản xuất lớn như Paragon còn có loại gắn đế. Đây là loại đèn rọi ray sản xuất đặc biệt. Paragon cung cấp sản phẩm này theo đơn đặt hàng cho các khách hàng có nhu cầu.
Dựa vào công năng chia thành:
- Đèn rọi ray di động: Người dùng có thể điều chỉnh vị trí đèn bằng cách di chuyển chúng dọc theo thanh ray.
- Đèn rọi ray cố định: Thân đèn được hàn cứng vào thanh ray. Do đó, đèn không thể được điều chỉnh vị trí.
Cấu tạo đèn rọi ray
Khác với đa số các loại đèn, đèn rọi ray được xếp vào các loại đèn trung và cao cấp. Do đó, chúng thường được sản xuất với chất lượng cao và cấu tạo phức tạp hơn. Tuy thiết kế ngoại quan có thể khác nhau, nhưng nhìn chung các loại đèn thanh ray thường có cấu tạo 4 phần:
- Bộ nguồn: đây được xem là bộ phận quan trọng nhất của đèn. Bộ nguồn chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng để đèn phát sáng. Hiện nay, các bộ nguồn được các nhà sản xuất tối ưu rất tốt nhằm góp phần tiết kiệm năng lượng cho bộ đèn.
- Chip LED: Đây là bộ phận phát sáng của đèn. Chip LED bán dẫn nhận năng lượng từ bộ nguồn, biến điện năng thành quang năng. Công nghệ bán dẫn của chip LED giúp đèn thanh ray tiết kiệm điện vượt trội so với đèn huỳnh quang hay halogen.
- Thân đèn: Thường được làm bằng nhôm phủ sơn tĩnh điện màu đen hoặc trắng sữa. Hai màu trung tính chủ đạo giúp đèn rọi ray dễ dàng hòa hợp với nhiều không gian một cách hoàn hảo và tinh tế. Phía sau thân đèn thường được thiết kế với nhiều vây tản nhiệt nhằm hạn chế quá nhiệt và tăng tuổi thọ cho bộ đèn. Ngoài ra, tùy vào từng loại đèn cụ thể phía trước mặt đèn có thể có chóa tản quang, lens đèn,… hoặc không. Chóa tản quang thường sử dụng chất liệu nhôm và lens đèn bằng kính quang học, PMMA hoặc PC.
- Thanh ray: Đây là bộ phận lý giải cho tên gọi đèn LED thanh ray. Hầu hết chúng đều cần thanh ray để lắp đặt. Tương tự thân đèn, thanh ray thường có hai màu đen và trắng sữa để phù hợp với bộ đèn. Thanh ray thường có chiều dài 1m – 1,5m. Thanh ray thường được chia thành 2 chấu hoặc 3 chấu. Cũng có thể chia thành thanh ray dạng H (H-Type), dạng J (J-Type) hoặc dạng L (L-Type).
Vì sao nên sử dụng đèn rọi ray?
Như đã đề cập phía trên, đèn rọi ray được xếp vào phân khúc trung và cao cấp trong các thiết bị chiếu sáng. Do đó, các khu vực, công trình có sử dụng đèn rọi ray thường là các khu vực sang trọng, nhiều người lui tới, cần thu hút sự chú ý hoặc để thể hiện đẳng cấp của chủ nhân. Ngoài cảm xúc phấn khích và mới lạ, đèn LED thanh ray còn có các đặc tính vượt trội hơn so với các loại đèn khác như:
- Thiết kế mới lạ, bắt mắt: các loại đèn led thanh ray thường được gắn nổi trên trần nhà hoặc các bờ tường. Do đó chúng dễ dàng khoe ra toàn bộ phần thân đèn và hệ thống thanh ray đẹp mắt và mới lạ. Nếu như trước đây người ta không chú trọng nhiều đến ánh sáng thì vài năm trở lại đây việc thiết kế chiếu sáng là bắt buộc đối với rất nhiều công trình. Theo sau xu hướng chiếu sáng giấu nguồn (không để lộ nguồn sáng khi chiếu sáng), đèn LED thanh ray sẽ mang đến một trào lưu chiếu sáng mới trong các công trình hiện đại.
- Đa ứng dụng: Bạn có thể sử dụng đèn rọi ray để chiếu sáng tổng thể, chiếu sáng tạo điểm nhấn hay chiếu sáng công việc. Tất cả tùy thuộc vào cách bố trí và lắp đặt ban đầu.
- Ánh sáng chất lượng cao: Đèn thanh ray được sản xuất với chỉ số hoàn màu cực cao. Chúng thường có CRI từ 85-95. Đây là chỉ số CRI hoàn hảo, phản ánh chân thực và sinh động màu sắc các đối tượng chiếu sáng. Đây cũng là lý do chúng được sử dụng trong các triển lãm nghệ thuật bên cạnh đèn chiếu tranh.
- Tiết kiệm điện năng: Bộ nguồn được tối ưu, Chip LED cao cấp và hệ thống tản nhiệt hiệu quả giúp đèn rọi ray tiết kiệm năng lượng rất tốt. Chúng thường có khả năng tiết kiệm điện đến 80% so với các loại đèn thông thường.
- Thân thiện môi trường: Xem qua cấu tạo đèn rọi ray bạn dễ dàng nhận thấy chúng rất thân thiện với môi trường. Giống như mọi loại đèn LED khác chúng không chứa các chất hóa học như thủy ngân hay bột huỳnh quang. Do đó, khi tái chế rất nhanh chóng và thân thiện với môi trường.
- An toàn với người dùng: Được bao phủ bởi lớp sơn tĩnh điện cùng với hệ thống tản nhiệt hiệu quả. Bạn hoàn toàn yên tâm về các vấn đề chập điện hay hỏa hoạn trên đèn thanh ray. Tuy nhiên, bạn không nên sửa chữa, thay thế nếu không nắm vững kiến thức về điện. Vì đèn rọi ray có nguồn điện trong thanh ray hở nên cần được thực hiện bởi người có chuyên môn.
Các loại phụ kiện đèn rọi ray
Đèn rọi ray có nhiều loại thì phụ kiện cũng đa dạng không kém. Vì có nhiều hình thức lắp đặt nên chúng cần rất nhiều phụ kiện hỗ trợ. Không những có nhiều loại, các loại phụ kiện này cũng được gọi với nhiều tên khác nhau. Nhìn chung, phụ kiện đèn rọi ray có các loại sau:
- Thanh ray: Thanh ray của các hãng sản xuất có độ dài khác nhau. Phổ biến nhất là thanh ray 1m, thanh ray 1,5m và thanh ray 2m. Bên cạch đó, cấu tạo thanh ray cũng có nhiều loại phù hợp với nhiều loại đế đèn khác nhau. Như thanh ray 2 chấu hoặc thanh ray 3 chấu.
- Nắp cuối ray: Nắp cuối ray được gắn vào cuối thanh ray nếu không cần nối dài thêm. Chúng giúp che đi phần cuối thanh ray, tăng tính thẩm mỹ, cố định hành trình di chuyển của đèn. Giúp đèn không để lộ hệ thống dây điện.
- Khớp nối thẳng: Khơp nối thẳng hay khớp nối chữ I dùng để kết hợp hai thanh ray trên một đường thẳng. Chúng giúp cố định và kết nối chắc chắn hai thanh ray.
- Co góc chữ L: Còn gọi là co vuông góc hay co 90 độ. Chúng được dùng để kết nối hai thanh ray vuông góc nhau.
- Co nối 3: Hay còn gọi là Khớp nối chữ T. Chúng được sử dụng để nối 3 thanh ray với nhau theo từng loại địa hình và nhu cầu người dùng.
- Khớp nối chữ X: Hay khớp nối 4. Chúng được dùng để kết nối 4 thanh ray theo hướng vuông góc nhau.
- Co xoay: Đây là phụ kiện có thể điều chỉnh góc khi nối hai thanh ray. Được ứng dụng để phù hơp với các loại gờ tường không vuông góc hoặc chủ nhân muốn sáng tạo, phá cách trong thiết kế.
Cách lắp đặt đèn rọi ray
Trước khi lắp đặt đèn led thanh ray, có rất nhiều yếu tố cần được xem xét. Bạn cần bao nhiêu bộ đèn, diện tích không gian là bao nhiêu, mục đích sử dụng,…
Sau khi trả lời các câu hỏi trên, chúng ta có thể bắt đầu lắp đặt đèn rọi ray.
- Bước 1: Luôn luôn tắt nguồn điện trước khi tiến hành lắp đặt.
- Bước 2: Khoan một lỗ trên tường hoặc trần nhà phía trên công tắc. Đây là nơi bạn bắt đầu lắp thanh ray.
- Bước 3: Nối dây điện từ lỗ bạn đã khoan đến công tắc.
- Bước 4: Luồn dây điện qua thanh ray và kiểm tra sao cho thanh ray nằm thẳng vào tường. Luôn luôn kiểm tra dây điện và thanh ray để chúng kết hợp với nhau. Tránh điều chỉnh nhiều lần trong và sau khi lắp đặt.
- Bước 5: Đánh dấu vị trí thanh ray và các lỗ ốc vít để khoan và cố định thanh ray.
- Bước 6: Khoan lỗ tại các vị trí đã đánh dấu để gắn ốc vít. Trước khi gắn ốc vít vào bạn nên gắn một neo nhựa vào trước để cố định ốc vít tốt hơn.
- Bước 7: Đặt thanh ray vào vị trí cũ và khoan ốc vít vào.
- Bước 8: Nếu bạn cần sử dụng co nối, bạn chỉ cần gắn chúng vào đầu cuối của thanh ray.
- Bước 9: Ngoài ra, khi cần cắt ngắn thanh ray, bạn chỉ cần dùng cưa. Chú ý giữ lại các lỗ gắn ốc vít để đảm bảo thanh ray được cố định chắc chắn nhất.
- Bước 10: Sau khi hoàn tất lắp đặt thanh ray. Bạn cần nối dây điện trong thanh ray với dây điện từ công tắc đèn. Đảm bảo kết nối chính xác dây nóng, dây nguội và dây mác.
- Bước 11: Kết nối đầu dây còn lại với công tắc và gắn công tác vào vị trí cũ.
- Bước 12: Cuối cùng là lắp đèn vào thanh ray. Tùy thuộc vào nhà sản xuất và loại đèn tương úng với loại thanh ray sẽ có cách lắp đặt khác nhau. Chú ý lắp chân đèn khớp hoàn toàn với thanh ray và điều chỉnh vị trí cho phù hợp. Sau đó bật nguồn và kiểm tra.
Trên đây là hướng dẫn sơ bộ và đơn giản nhất để lắp đặt đèn rọi ray. Bạn có thể thực hiện tại nhà nếu đã có kiến thức an toàn điện và hướng dẫn sử dụng từ nhà cung cấp. Ngược lại, bạn có thể nhờ người có chuyên môn hoặc dịch vụ hỗ trợ.
Chi phí sử dụng đèn rọi ray
Chi phí sử dụng đèn rọi ray tùy thuộc vào số lượng đèn và phụ kiện bạn sử dụng. Số lượng đèn, thanh ray, co nối,… sẽ tăng lên cùng với chi phí. Đặc biệt sử dụng đèn rọi ray chiếu sáng khu vực rộng lớn. Ngoài ra, bạn có thể giảm số lượng đèn tùy thuộc vào mục đích hoặc tăng công suất cho từng bộ đèn.
Có rất nhiều loại đèn thanh ray với công suất, mẫu mã,…khác nhau trên thị trường. Bạn có thể tham khảo người quen, công trình khác, hỏi ý kiến chuyên gia hoặc đăng ký thiết kế chiếu sáng miễn phí. Nhiều loại đèn khác nhau đồng nghĩa với nhiều mức giá khác nhau. Nhưng bạn cần lưu ý đối với các sản phẩm giá quá rẻ sẽ đi đôi với chất lượng không được đảm bảo.
Bên cạnh các yếu tố trên, bạn nên chú ý mục đích chiếu sáng, hình thức lắp đặt, màu sắc,…trước khi đưa ra quyết định.
Reivew chi tiết đèn rọi ray Paragon
Trên đây là tất cả hướng dẫn chi tiết về đèn rọi ray và phụ kiện từ A đến Z. Hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về loại đèn đặc biệt này. Nếu các bạn vẫn còn đang phân vân về chất lượng đèn rọi ray, bạn có thể tham khảo các loại đèn rọi ray Paragon hoặc xem Review đèn led chi tiết ở clip bên dưới.